Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
NGÃ
Ngã và những chấn thương do ngã là những tai nạn rất thường gặp ở trẻ em, ở mọi lứa tuổi, mọi lúc và mọi nơi.
Nguyên nhân:
1. Do trẻ có tính hiếu động, chưa biết cách chơi an toàn.
2.Do điều kiện hoàn cảnh sống, môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ như nhà cao tầng, xây dựng cầu thang không đúng tiêu chuẩn, nền nhà ẩm ướt.
3.Do người lớn chủ quan, không trông nom trẻ đúng cách, không chú ý trẻ.
Hậu quả:
Có thể gây xây xát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng, nhưng có trường hợp bị chấn thương rất nặng nề, gây tổn thương sọ não, cột sống, có thể dẫn đến tử vong.
Biện pháp:
1. Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.
2.Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.
3.Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.
4.Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.
Trẻ ngã dẫn đến xây xát chân tay
TRẺ BỊ KẸP NGÓN TAY HOẶC CHÂN
1.Nguyên nhân
- Trẻ nghịch vô tình cho tay chân vào các khe cửa, nắp hộp, nắp thùng, ngăn kéo
2. Hậu quả
- Tay, chân trẻ bị sưng tấy, rách, móng dần bị thâm tím và có thể bị bong móng
3. Biện pháp
- Nhúng ngón tay hoặc chân của trẻ vào nước lạnh sạch trong chừng 5 phút rồi lau khô chỗ đau, nếu không bị rách có thể bôi chút dầu theo nguyên tắc vừa nêu trên.
- Nếu bị rách, nhất là trong trường hợp móng dần bị thâm tím và đau thì nên băng ngón tay hoặc ngón chân đó lại, việc băng này vừa có ích lợi làm cho trẻ đỡ đau, vừa có tác dụng giữ được móng trong đa số các trường hợp.
- Nếu vết kẹp của bé khá trầm trọng và gây đau đớn cho bé nhiều thì trong vòng hai giờ sau khi trẻ bị kẹp, bác sĩ có thể dùng kim vô trùng chọc túi máu đọng dưới móng để giảm đau cho bé nhanh chóng. Muộn hơn hai giờ thì việc chọc này ít tác dụng do máu đã đông.
4. Phòng ngừa
- Khi trẻ chơi đùa phải có người lớn theo dõi, nên cố định các cánh cửa và ngăn kéo