Kính thưa tất cả các bậc phụ huynh, trong những năm qua tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì ở nước ta tăng nhanh đáng báo động. Suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì ở trẻ gây ra nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, ngoài ra còn để lại nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trang suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì ở trẻ.
Và sau đây là một số chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ suy dinh dưỡng bài tập vận động dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì để phụ huynh có thể tham khảo, lựa chọn biện pháp phù hợp để điều chỉnh cho các bé.
I. ĐỐI VỚI TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý.
1. Đảm bảo chế độ ăn hàng ngày đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tạo nên sức khỏe và sự phát triển toàn diện ở trẻ. Một chế độ ăn khoa học, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết từ 5 nhóm thực phẩm chính như chất đạm, chất béo, tinh bột, rau củ, trái cây giúp bé nhận đủ các vitamin và khoáng chất là vô cùng cần thiết đối với trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Cung cấp nguồn dinh dưỡng khoa học và đa dạng cho trẻ. Bên cạnh những bữa ăn chính, Mẹ đừng quên cho các bé thêm những bữa phụ bổ sung như sữa, yaourt, trái cây. Theo dõi khả năng ăn của trẻ, để từ đó biết cách bổ sung các chất còn thiếu vào bữa ăn cho trẻ, đảm bảo trẻ luôn được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bữa ăn của trẻ nên thay đổi theo mùa, theo khẩu vị của trẻ để trẻ ăn ngon miệng. Tuy nhiên, bữa phụ không nên cho bé ăn quá no và thời gian ăn nên trước các bữa chính khoảng 2 tiếng. Ngủ đúng giờ,…
2. Bổ sung vitamin bằng nhiều nguồn thực phẩm.
Ngoài các nhóm thực phẩm chính, Mẹ cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ trong rau củ và trái cây, nhằm hỗ trợ thêm lượng chất xơ, giúp bé tiêu hóa tốt. Kết hợp ăn nhiều trái cây và rau củ đối với trẻ
3. Không nên xay nhuyễn thức ăn khi trẻ có thể tự nhai
Khi trẻ mọc đủ răng hoặc có thể tự nhai nuốt, Mẹ hãy để trẻ tự nhai vì quá trình nhai sẽ giúp bé cảm nhận được vị ngon của thức ăn, giúp tiết men tiêu hóa tại khoang miệng, kích thích ăn uống hiệu quả. Xay nhuyễn thức ăn sẽ làm cho trẻ thụ động về vấn đề ăn uống và chán ăn.
4. Tăng cường hoạt động thể thao ngoài trời
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, Mẹ cần cho trẻ có khoảng thời gian rèn luyện thể lực một cách hợp lý, phù hợp theo nhu cầu và từng lứa tuổi. Những hoạt động ngoài trời như chạy xe đạp, đá banh, bóng rổ, bơi lội,... sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao và làm tiêu hao năng lượng sẽ giúp trẻ nhanh thèm ăn. Hạn chế các hoạt động tĩnh tại ở trẻ như xem TV, chơi các thiết bị điện tử như Ipad,…
5. Tăng cường cung cấp sữa đặc chế dành riêng cho trẻ chậm tăng cân
GrowPLUS+ NutiFood - Dinh dưỡng đặc chế cho trẻ chậm tăng cân là sản phẩm tiên phong lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam được sản xuất dành riêng cho trẻ chậm tăng cân. GROWPLUS+ NUTIFOOD - DINH DƯỠNG ĐẶC CHẾ CHO TRẺ CHẬM TĂNG CÂN. Với công thức Weight Max, bổ sung hàm lượng lớn MCT và Sắt giúp tăng cân tăng chiều cao, giúp kích thích ngon miệng và hoàn thiện não bộ, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa táo bón. GrowPLUS+ NutiFood được đảm bảo bởi Hệ thống Quản lý Chất lượng ABS - QE Hoa Kỳ, hoàn toàn không chứa bất kỳ chất kích thích tăng trưởng gây hại nào, giúp trẻ tăng cân đều đặn và phát triển một cách khỏe mạnh.
Cân đo sức khỏe định kỳ cho trẻ, thực hiện tiêm chủng đầy đủ phòng dịch bệnh cho trẻ. Khám định kỳ tổng quát một năm 1-2 lần để kiểm tra và phân loại sức khỏe của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng để phụ huynh có chế độ chăm sóc phù hợp.
II. ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP TRẺ BỊ THỪA CÂN, BÉO PHÌ, PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý:
1. Cho trẻ béo phì niềm tin: Mình sẽ làm được
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng những đứa trẻ có niềm tin mình có thể chơi thể thao sẽ thích tập luyện, vận động nhiều hơn. Vì vậy, ba mẹ nên khuyến khích, khích lệ để trẻ có niềm tin vào chính bản thân mình, đặc biệt với những trẻ béo phì thường tự ti, có suy nghĩ mình không thể làm được gì. Ba mẹ có thể thúc đẩy sự tự tin của trẻ với cách sau:
Bắt đầu với bài tập dễ: Hãy cho trẻ bắt đầu tập luyện với những bài tập đơn giản, không tốn quá nhiều sức, không đòi hỏi nhiều kỹ năng, miễn là trẻ có thể vận động, ví dụ đạp xe, đi bộ, đá bóng,....Như vậy, trẻ sẽ thấy vui hơn khi tự hoàn thành, đạt được hiệu quả trong tất cả các hoạt động.
Tập luyện từ từ: Theo các chuyên gia, trẻ cần vận động 60 phút mỗi ngày nhưng với trẻ béo phì giảm cân, chưa từng vận động bao giờ thì sẽ thấy khó khăn, chán nản khi ba mẹ bắt hoạt động ngay với ngần ấy thời gian. Hãy bắt đầu với thời gian ngắn, sau đó tăng dần thời gian tập luyện mỗi ngày khi trẻ đã quen với lịch tập luyện.
2. Cả nhà cùng nhau tập luyện.
Cách tốt nhất để khuyến khích con tập thể dục là cùng tham gia với con. Thay vì quan sát, bày trò để con tự chơi hay chỉ dùng lời nói nhắc trẻ tập luyện thì ba mẹ nên tham gia cùng con. Cả nhà cùng nhau vận động không chỉ kiến trẻ hào hứng hơn, không cảm thấy mình đang bị bắt thực hiện một nhiệm vụ mà còn giúp gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình. Ba mẹ hãy là tấm gương tốt và luôn nhấn mạnh cho bé biết về giá trị của cuộc sống khoẻ mạnh hằng ngày.
3. Bài tập phù hợp với độ tuổi.
Khi luyện tập thể dục thể thao, ba mẹ hãy lựa chọn bài tập phù hợp với độ tuổi của con, con vừa vui vể khi tự hoàn thành bài tập, vừa đạt được hiệu quả cao nhất. Với trẻ dưới 10 tuổi, ham học hỏi và thích bắt chước, hiếu động, ba mẹ nên tạo điều kiện cho con hoạt động càng nhiều càng tốt, từ các môn thể thao ngoài trời đến trong nhà. Ba mẹ lưu ý một số điều sau.
Tổ chức đa dạng hoạt động: Ở tuổi này trẻ thường thích những môn thể thao như bóng đá, đạp xe, các bé gái thì thích nhảy dây, nhảy múa,...Ba mẹ có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời cho con, để con tiếp xúc càng nhiều môn thể thao càng tốt. Điều này không chỉ giúp trẻ giải phóng năng lượng, giảm cân khoa học mà còn tăng cường khả năng sáng tạo, trí tuệ, sự khéo léo của trẻ.
Luyện tập để tự tin hơn: Có thể một số trẻ thấy tự ti về cân nặng, ngoại hình của mình, ngại tiếp xúc với mọi người, vui chơi bên ngoài. Khi đó ba mẹ đừng ép trẻ mà có thể tổ chức hoạt động vui chơi trong nhà, sân vườn nhà. Trẻ sẽ thoải mái hơn khi ba mẹ chú ý đến tâm lý của trẻ. Bạn có thể thiết lập thiết lập trò chơi tập tạ, chơi trò đuổi bắt, nhảy dây, chuyền bóng trong sân nhà để trẻ vui chơi.
Nhờ bạn bè giúp đỡ: Có những trẻ không thích ba mẹ can thiệp vào việc của mình. 3-5 tuổi là độ tuổi trẻ hình thành cái tôi và muốn khẳng định mình nên không thích ba mẹ tập luyện hay chơi cùng mình. Nếu trẻ miễn cưỡng, khó chịu khi tập thể dục với ba mẹ thì hãy nhờ một người bạn mà con thích chơi cùng sẽ hiệu quả hơn.
4. Bài tập thể dục giảm cân khoa học cho trẻ thừa cân béo phì.
Ba mẹ có thể tham khảo một số bài tập thể dục sau, cùng bé tập luyện tại nhà vào các buổi sáng hay chiều mỗi ngày. Khi có kế hoạch giảm cân, ba mẹ nên nhắc nhở trẻ tập luyện hằng ngày thì mới hiệu quả, khi đã quen với nhịp độ tập luyện trẻ sẽ thấy tập thể dục thể thao không còn là việc khó nhọc và rất thú vị.
5. Xây dựng chế độ ăn khoa học, loại trừ các thực phẩm gây thừa cân
- Khi chế biến đồ ăn cho trẻ tránh cho nhiều dầu mỡ, đường, bơ không cần thiết
- Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ tối. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa tối.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói, vì nếu quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh.
- Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho.
- Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi đã được tách béo và giàu canxi.
- Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.
6. Khám sức khỏe tổng quát cho trẻ định kỳ hàng năm
Phụ huynh thường xuyên theo dõi sự thay đổi cân nặng, chiều cao của trẻ để có sự can thiệp sớm khi thấy trẻ tăng cân đột ngột. Nên cho trẻ khám định kỳ 2 lần/1năm để theo dõi các chỉ số về cân nặng, thiếu thừa chất dinh dưỡng của trẻ để bổ sung cho hợp lý. Hơn nữa, với trẻ đã có biểu hiện béo phì phụ huynh cần cho trẻ kiểm tra hàng tháng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với nhu cầu lứa tuổi của trẻ.
Trên đây là một số thông tin về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ suy dinh dưỡng và các bài tập vận động dành cho trẻ thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non. Phụ huynh có thể tham khảo để điều chỉnh chế độ ăn của trẻ sao cho phù hợp, giúp bé phát triển tốt nhất về thể chất và trí tuệ. Chúc các bé luôn có sức khỏe tốt, có cân nặng và chiều cao đạt theo độ tuổi!
TRƯỜNG MẦM NON AN TIẾN