Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của người thừa cân, béo phì, cha mẹ cần điều trị ngay, đừng nghĩ khi lớn trẻ sẽ cân đối. Về cơ bản, khẩu phần ăn của trẻ béo phì vẫn cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển. Điều quan trọng là phải cắt bớt các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và các bữa ăn vặt. Đồng thời cho trẻ ăn thêm rau xanh, trái cây ít đường và uống đủ nước. Quá trình này phải được điều chỉnh từ từ, phụ huynh tuyệt đối không được nóng vội, bởi có thể gây tác động tiêu cực cho trẻ.
Dưới đây là những lưu ý trong chế độ ăn cho trẻ béo phì mà cha mẹ cần ghi nhớ:
Chất đạm
Lượng protein cần thiết cho trẻ béo phì là:
- Trẻ từ 1- 3 tuổi: 19- 25g/ngày
- Trẻ từ 4- 8 tuổi: 25- 40g/ngày
- Trẻ từ 9- 13 tuổi: Ít nhất 40g/ngày
Bố mẹ nên bổ sung cho bé đa dạng các thực phẩm giàu protein như: Đậu đỗ, sữa chua làm từ sữa gầy, sữa bột tách bơ, trưng, phô mai, đậu nành, giò nạc, cá, cua, tôm, thịt nạc.
Thực phẩm giàu chất đạm tốt cho trẻ béo phì
Chất bột đường
Lượng tinh bột nên chiếm khoảng 40 – 50% lượng calo nạp vào 1 ngày. Chẳng hạn như 100g bún, 1/2 chén cơm trắng, 100g bánh ướt,… Cha mẹ nên sử dụng glucid có nhiều chất xơ để bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ béo phì, bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, khoai lang, khoai tím.
Chất béo
Giảm cân không có nghĩa là cắt bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Hơn nữa, đây còn là một chất rất cần thiết cho não bộ của trẻ, cũng như tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và hấp thu vitamin vào cơ thể. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì, thay vì các thực phẩm chứa chất béo không tốt, mẹ nên chọn các loại thực phẩm chứa chất béo không no, giàu acid Omega 3 để trẻ vừa phát triển, vừa có thể kiểm soát cân nặng.
Những thực phẩm được nhắc đến bao gồm: dầu mè, dầu hạt óc chó, dầu oliu, cá hồi, cá tuyết, cá trích,…
Vitamin và khoáng chất
Chế độ ăn cho trẻ béo phì không thể thiếu các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là từ trái cây và rau xanh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày nên cho trẻ ăn 1 – 3 khẩu phần rau và trái cây mỗi ngày. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn thêm các loại hạt, sữa chua, sữa vào các bữa phụ để cung cấp năng lượng cho bé học tập và vui chơi.
Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì theo Viện dinh dưỡng Quốc gia
Dưới đây là gợi ý 7 thực đơn giảm cân mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ:
Thực đơn 1
- Bữa sáng: 1 chiếc bánh mì pate, 100g bưởi tươi
- Bữa trưa: 50g trứng chiên, 1 chén canh bí xanh, nửa chén cơm
- Bữa tối: 100g bông cải xào thịt, nửa chén cơm
Thực đơn 2
- Bữa sáng: 50g chả lụa, 100g bánh ướt, 1 trái táo xanh
- Bữa trưa: 50g tôm tươi nấu bí xanh, nửa chén cơm
- Bữa tối: 50g thịt luộc, 100g bún, 2 trái táo xanh
Thực đơn 3
- Bữa sáng: 1 tô bánh canh, 1 ly nước cam
- Bữa trưa: 50g thịt băm xào, 30g dưa chuột, nửa chén cơm
- Bữa tối: 1 chén canh bầu nấu tôm khô, nửa chén cơm
Thực đơn 4
- Bữa sáng: 100g xôi đỗ, 1 trái cam
- Bữa trưa: 50g trứng sốt cà chua, nửa chén cơm, 1 miếng dưa hấu
- Bữa tối: 100g tôm luộc, 100g miến xào, 1 chén canh khổ qua
Thực đơn 5
- Bữa sáng: 30g thịt heo chà bông, 1 gói cháo ăn liền, 1 ly sữa 100ml
- Bữa trưa: 50g ức gà, 20g rau bina xào, nửa chén cơm, 3 trái mận
- Bữa tối: 50g thịt heo nấu bông cải, 100g bún tàu
Thực đơn 6
- Bữa sáng: 50g bún riêu cua, táo xanh
- Bữa trưa: 70g cá lóc nấu canh chua, nửa chén cơm, 3 miếng ổi
- Bữa tối: 50g thịt heo nấu củ cải trắng, nửa chén cơm
Thực đơn 7
- Bữa sáng: 1 chiếc bánh giò, 3 quả dâu tây
- Bữa trưa: 100g nấu xào tương, nửa chén cơm, 200ml nước ép dứa
- Bữa tối: canh cua mồng tơi, 50g thịt luộc, nửa chén cơm
Để phối hợp dinh dưỡng cho trẻ đúng cách thì cha mẹ phải hình thành cho trẻ các thói quen tốt như: ăn điều độ, đúng giờ, đúng bữa, không ăn vặt sau 8 giờ và chia làm nhiều bữa để bé ăn ngon hơn. Ngoài ra các mẹ phải hạn chế cho bé ăn các thực phẩm cung cấy năng lượng rỗng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn như: gà rán, xúc xích…..hay các thực phẩm nhiều chất xơ……